Dân số và địa bàn cư trú Người_Nùng

Dân số theo Thống kê dân số Việt Nam năm 1999 là 856.412 người[1], năm 2009 là 968.800.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng (157.607 người, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh và 16,3% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354 người), Đăk Lăk (71.461 người), Hà Giang (71.338 người), Thái Nguyên (63.816 người), Bắc Kạn (27.505 người), Đăk Nông (27.333 người), Lào Cai (25.591 người), Lâm Đồng (24.526 người), Bình Phước (23.198 người)[2]...

Tộc danh "Nùng" chính thức được gán cho những nhóm người này ở Việt Nam bắt đầu từ thời điểm thành lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945.[7] Chính phủ Việt Nam chính thức tuyên bố người Nùng là một trong số 54 nhóm sắc tộc vào 1979.[8] Tên gọi "Nùng", với tư cách là một tộc danh, được chính thức công nhận và gán ghép cho những nhóm cư dân cụ thể này tại Việt Nam liên quan nhiều đến sự vận động chính trị của các nhà nước-dân tộc và sự thiết lập của các đường biên giới quốc gia nơi không có ai tồn tại trước người Nùng cũng nhiều như nó liên quan tới hệ thống phân loại dân tộc của Việt Nam và sự tự nhận thức dân tộc.[7] Hầu hết người Nùng ở Việt Nam di cư từ Quảng Tây, Trung Quốc bắt đầu vào khoảng 300 năm trước.[7] Làm việc với khung thời gian 200-300 và lấy đường biên giới Việt-Trung ra làm ranh giới phân định không chỉ cho chủ quyền quốc gia mà còn cho các nhóm sắc tộc khác nhau có thể dẫn đến hiểu nhẩm rằng người Nùng là một nhóm thiểu số ngoại lai mới di cư đến hoặc bị trục xuất đến một vùng đất khác.[7] Khi xét đường biên giới cố định giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa được thiết lập vào thế kỷ XI và các sự kiện lịch sử khác, sự di cư của người Nùng có thể được xem là sự di chuyển theo kiểu gia đình nhỏ bên trong một khu vực mà những người này và tổ tiên của họ đã sinh sống từ thời thượng cổ.[7] Nhưng thực tế không theo như vậy, các quá trình chính trị và lịch sử đi cùng với nhau đã tái dựng lại người Nùng như một nhóm sắc tộc thiểu số tách biệt trong suy nghĩ của những cá nhân mang tộc danh này, và các sắc tộc đa số và thiểu số khác, các viên chức chính phủ, và giới học thuật quốc tế.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Nùng http://chl-old.anu.edu.au/publications/typnewslett... http://pacling.anu.edu.au/materials/Blust2013Austr... http://freepages.family.rootsweb.ancestry.com/~chi... http://www.chinatyxk.com/editer/doc/20121129242165... http://www.encyclopedia.com/article-1G2-2591309720... http://www.gio-o.com/NgoBacJGBarlow.html http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1749-... http://www.academia.edu/10168550/East_Asian_ethnol... http://www.academia.edu/21896765/Some_Recent_Propo... http://www.academia.edu/26296118/Kra-Dai_and_the_P...